Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền, thủ tục giấy phép đăng ký thế nào?

Ngày nay giới trẻ thường sử dụng loại hình du lịch homestay mới mẻ để lựa chọn cho kỳ nghỉ của mình. Vậy homestay là gì ? Kinh doanh homestay như thế nào ? Hãy cùng với FOODI.COM.VN chúng tôi tìm hiểu loại hình du lịch thú vị này đang nổi lên hiện nay nhé !

Mô hình kinh doanh homestay hiện nay

Mô hình kinh doanh homestay hiện nay không những hấp dẫn khách du lịch trong nước mà ngay cả khách du lịch nước ngoài cũng vô cùng thích thú. Homestay phát triển mạnh mẽ và mang tới một cảm giác thật mới mẻ cho du khách khi đi chinh phục những vùng đất mới.

Mô hình kinh doanh homestay mang đến cho du khách cảm giác gần gũi, thoải mái nhưng cũng vô cùng đầy đủ tiện nghi. Nếu bạn đam mê kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch thì có thể khởi nghiệp kinh doanh với ý tưởng kinh doanh homestay ở thời điểm hiện tại ngay trên địa phương của mình.

  • Mô hình kinh doanh homestay theo kiểu miệt vườn: Bạn có thể tận dụng ngôi nhà của mình, sân vườn của mình, chỉ cần sửa sang và trang trí lại cho bắt mắt, gọn gàng là có thể kinh doanh homestay. Với loại hình này du khách sẽ thích thú khi trải nghiệm được sự thoáng đãng, yên tĩnh khi đi du lịch.

  • Mô hình kinh doanh homestay có view đẹp: Với mô hình này bạn cần chọn địa điểm có khung cảnh đẹp, nếu cần thiết bạn có thể đi thuê một nơi thuận lợi và trang trí lại phòng ốc để thu hút khách du lịch. Loại hình kinh doanh này bạn sẽ phải tốn thêm một khoảng phí thuê nhà hàng tháng.

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền, thủ tục giấy phép đăng ký thế nào

  • Một phương thức kinh doanh homestay phổ biến nữa là bạn xây một nhà/căn hộ/căn villa riêng biệt để phục vụ kinh doanh. Với loại hình này bạn cần khu vực có địa thế, không gian thoải mái, bài trí một số cây cối hoặc tiểu cảnh để thu hút khách và tạo ra sự độc đáo. Với loại hình này, bạn cần có mức vốn khá cao phù hợp với những người có vốn nhiều hoặc nhà đầu tư có tiền.

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền, thủ tục giấy phép đăng ký thế nào

Khởi nghiệp kinh doanh homestay

Khởi nghiệp kinh doanh homestay cần có số vốn ban đầu để bạn thực hiện các ý tưởng trang trí, chọn địa điểm phù hợp. Việc kinh doanh homestay  ngày nay đã nổi lên và trở thành một miếng bánh khiến nhiều người muốn ăn.

Chính vì lẽ đó, kinh doanh homestay bạn phải tạo sự khác biệt và mới lạ. Đừng ngại mang những điều độc đáo chỉ có bạn mới có để thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt trong vô số những homestay hiện nay. 

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền?

Khi kinh doanh homestay, một vấn đề được đặt ra đó là kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền để có thể bắt đầu. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số khoản chi phí cần thiết với số vốn cần cho hoạt động kinh doanh homestay ở thời điểm hiện nay. 

Chi phí thiết kế và trang trí homestay

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền, thủ tục giấy phép đăng ký thế nào

Đây là khoảng chi phí đầu tiên khi bạn muốn kinh doanh homestay. Bạn là người có gu thẩm mỹ cao có thể tự mình làm đẹp cho homestay của mình.

Nếu bạn cần thuê đội ngũ trang trí và thiết kế thì mức chi phí giao động từ 20 triệu trở lên. Một homestay muốn kinh doanh hiệu quả cần phải độc đáo và đẹp mắt do đó việc trang trí homestay cũng vô cùng quan trọng. 

Tùy thuộc vào hướng sang trọng, hiện đại, dễ thương hay giản đơn mà chi phí trang trí homestay có thể tiết kiệm hoặc tốn kém tuy nhiên vẫn cần mang đến sự tiện nghi cho du khách. 

Chi phí đầu tư cơ sở vật chất

Kinh doanh homestay cần bao nhiêu tiền, thủ tục giấy phép đăng ký thế nào

Sau bước thiết kế và trang trí homestay bạn cần phải bỏ ra một khoảng chi phí để đầu tư cơ sở vật chất như: TV, bàn, tủ, giường, nhà bếp, tủ lạnh…. để tạo sự tiện nghi cho khu khách khi lưu trú tại homestay của mình. Tùy vào số lượng và chất lượng mà mức chi phí có thể từ 30 triệu trở lên.

Chi phí thuê nhân viên

Bạn không có thời gian quán xuyến homestay của mình thì cần có một đội ngũ nhân viên thực hiện các công việc hàng ngày tại homestay như : nhận phòng, trả phòng, dọn dẹp, kinh doanh… Tùy thuộc và quy mô lớn nhỏ của homestay mà bạn tuyển dụng nhân viên một cách hợp lý.

Chi phí Marketing cho homestay

Một khoảng chi phí cũng vô cùng quan trọng để bạn kinh doanh homestay hiệu quả đó là chi phí marketing. Homestay của bạn mới vừa đi vào hoạt động nên cần được quảng bá để khách hàng biết đến.

Lúc này bạn cần một khoảng phí để quảng cáo homestay của mình trên các trang mạng, các trang web du lịch để gây sự chú ý đến khách hàng và để khách đặt phòng ở giai đoạn này. Mức chi phí cho việc quảng cáo ban đầu này có thể từ 5 triệu trở lên. 

Chi phí đăng ký homestay trong giai đoạn đầu

Để bắt đầu kinh doanh homestay bạn cần bỏ ra mức chi phí khoảng từ 10 triệu trở lên để tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh giúp cho homestay của bạn có thể hoạt động và kinh doanh hiệu quả. 

Những loại giấy phép, thủ tục đăng ký làm homestay

Để một homestay đi vào hoạt động hợp pháp cần đăng ký các loại thủ tục sau đây:

1.Giấy phép đăng ký kinh doanh

Người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký cấp giấy phép kinh doanh homestay tới phòng đăng ký kinh doanh tại địa phương. Nội dung bao gồm:

  •  Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Số vốn kinh doanh homestay
  • Số lao động sử dụng tại homestay
  • Họ tên, chữ ký và CMND của người thành lập homestay

Trong thời hạn 03 kể từ  ngày gửi đơn đề nghị bạn sẽ được cấp GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ KINH DOANH.

 2. Xin cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Thực hiện hồ sơ xin cấp tại Phòng cảnh sát PCCC quảy lý địa bàn của bạn.

Hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị kiểm tra an toàn PCCC
  • Hồ sơ quản lý công tác PCCC
  • Bản cam kết, Bảng theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy
  • Hợp đồng thuê nhà (bản photo)
  • Chứng minh thư nhân dân (bản photo),
  • Giấy đăng ký kinh doanh (bản photo)

3. Xin cấp chứng nhận an ninh trật tự

 Thực hiện xin cấp giấy ở Phòng Quản lý Hành chính của công an các quận huyện trong cả nước.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC
  • Chứng minh thư nhân dân (bản photo)
  • Giấy đăng ký kinh doanh (bản photo)
  • Lý lịch tư pháp, Bản khai lý lịch cá nhân của chủ cơ sở.

4. Đăng ký xếp thứ hạng

Gửi  hồi sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú.
  • Bảng tự đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú theo quy định.
  • Danh sách quản lý và nhân viên tại homestay.
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
  • Biên lai nộp lệ phí thẩm định.

Kế hoạch mở homestay và marketing hiệu quả

Lập ra kế hoạch kinh doanh homestay và marketing giúp bạn tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

– Chuẩn bị nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh homestay: Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong kế hoạch kinh doanh homestay. Để kế hoạch kinh doanh hiệu quả và thuận lợi bạn phải chuẩn bị nguồn vốn hoặc huy động vốn.

Bạn có thể huy động vốn từ người thân, bạn bè, đối tác góp vốn, vay ngân hàng… Bạn cần đề ra bảng kế hoạch chi tiết, ý tưởng kinh doanh homestay có tiềm năng để có thể thu hút đầu tư, huy động vốn hiệu quả.

– Tìm kiếm địa điểm phù hợp để mở homestay: Vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh homestay. Khách hàng luôn muốn chọn những nơi gần trung tâm hoặc có view đẹp. Du khách sẽ lựa chọn những nơi du lịch nổi tiếng để lưu trú vì vậy homestay cần địa điểm có khung cảnh đẹp để thu hút du khách.

 – Lựa chọn đối tượng khách hàng: Trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh homestay bạn cần lưu ý đến việc lựa chọn đối tượng khách hàng. Khách hàng mà homestay bạn muốn hướng đến thuộc độ tuổi nào, tính cách ra sao, khả năng chi trả để tạo ra mô hình kinh doanh homestay hiệu quả. Hiện nay, một số homestay chủ yếu hướng tới nhóm đối tượng phượt họ là  những người ưa trải nghiệm, khám phá. 

–  Chú trọng đến thiết kế homestay: Không gian của homestay là yếu tố vô cùng quan trọng để khách hàng đặt phòng. Thiết kế homestay cần phải độc đáo, tiện nghi và gợi nhiều sự phấn khởi cho du khách.

– Triển khai hoạt động marketing cho homestay: Marketing hiệu quả giúp homestay của bạn đến được với nhiều khách hơn. Một số hình thức marketing như liên kết với một số trang bán phòng trên mạng: Trivago, Traveloka, Booking, Agoda… Nên thường xuyên cập nhật các thông tin hoặc hoạt động nổi bật của địa phương lên website cá nhân để du khách được biết nhằm tạo điều kiện cho du khách khi đi du lịch tại địa phương. 

Những lưu ý khi khởi nghiệp làm homestay

– Thủ tục đăng ký kinh doanh cần thiết:  Khi kinh doanh homestay điều không thể thiếu là thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh cho mô hình lưu trú của mình nhằm đảm bảo việc kinh doanh thuận lợi và đúng pháp luật.

– Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp: Địa điểm là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc kinh doanh homestay. Một địa điểm gần trung tâm, gần các khu du lịch, hạ tầng giao thông thuận tiện sẽ giúp cho việc thu hút khách hàng. 

Quản lý và đào tạo nhân viên: Đây cũng là việc rất quan trọng để tránh xảy ra những vấn đề liên quan đến việc an ninh, thiệt hại tài sản và danh tiếng của homestay. Cần tìm kiếm nhân viên có kinh  nghiệm, làm việc chuyên nghiệp và có đạo đức. Qua đó, bạn cần phải thường xuyên quản lý để tìm ra những giải pháp phù hợp khi homestay có vấn đề xảy ra nhằm khắc phục và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

Rủi ro kinh doanh homestay nên tránh

Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số rủi ro kinh doanh homestay bạn nên tránh nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh loại hình này.

– Mô phỏng hoặc bắt chước mô hình của người khác: một homestay được khách hàng nhớ tới trước tiên phải thật độc đáo và thú vị. Nếu bạn chạy theo thị trường và mô phỏng homestay của người khác thì khó có thể giữ chân hoặc tìm kiếm được khách hàng mới. Hãy tạo ra những điều mới mẻ để thu hút khách và kinh doanh lâu dài.

– Thiết kế homestay không phù hợp với đối tượng khách hàng: Bạn thiết kế và trang trí homestay cho một đối tượng phân khúc khách hàng này nhưng lại sử dụng quảng bá cho tầng lớp khách hàng khác thì sẽ khó khiến họ hài lòng. Do đó cần phải xác định đúng đối tượng mà mình nhắm tới để tạo ra mô hình khách theo nhóm, khách lẻ, cặp đôi, khách mức thu nhập bình dân hay khách hàng có mức thu nhập cao để kinh doanh được thành công.

– Khách hàng review thiếu chính xác: Trong quá trình kinh doanh homestay đôi khi có một số khách hàng có những bình luận xấu lên các cộng đồng mạng làm ảnh hưởng tới kinh doanh của bạn. Do đó cần phải giải quyết vấn đề rõ ràng, bạn nên mạnh dạn phản hồi nếu sự việc không đúng để đem lại sự tin tưởng cho các khách hàng sau.

– Không áp đặt chiến lược 1 giá: Kinh doanh homestay cần phải linh động và có chiến lược theo mùa. Bạn nên có chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá vào một số khoảng thời gian ít khách nếu không sẽ rất khó thu hút khách lâu dài. 

Với một số điều chia sẻ ở trên mong rằng những bạn đang ấp ủ cho mình những dự định kinh doanh homestay hay là những bạn đang kinh doanh homestay có thể tìm kiếm lối đi đúng hướng, tạo ra cho khách hàng sự trải nghiệm homestay độc đáo khi đến ngôi nhà của bạn. Điều quan trọng là kinh doanh homestay sẽ mang đến cho bạn khoảng lợi nhuận đáng kể.

PHƯƠNG HÀ/FOODI.COM.VN

Related Posts

Top 25 Khách sạn tình yêu TPHCM Sài Gòn đẹp ccho cặp đôi tình nhân

Top 25 Khách sạn tình yêu TPHCM Sài Gòn đẹp cho cặp đôi tình nhân

Lượt xem: 20.718 Bạn muốn đặt phòng khách sạn tình yêu view đẹp lãng mạn, ngọt ngào ở trung tâm TPHCM hay thuê theo giờ khách sạn…

20 Homestay Hạ Long Quảng Ninh gần biển giá rẻ đẹp cố hồ bơi, BBQ tự nấu

Lượt xem: 21.583 Du lịch ngày càng trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với tất cả mọi người sau những ngày làm…

Ăn gì ở Sài Gòn? Ghim ngay 32 Quán ăn Sài Gòn - TPHCM ngon nức tiếng sau

Top 38 Món ngon quận 3 kèm địa chỉ quán ăn ngon quận 3 nổi tiếng

Lượt xem: 12.504 Quán ăn ngon quận 3 với 38 địa chỉ đậm hương vị ẩm thực Nam Bộ giúp hành trình du lịch, tham quan thành…

Top 40 Homestay Vũng Tàu giá rẻ đẹp gần biển nguyên căn có hồ bơi

Lượt xem: 6.988 Cuối tuần nếu bạn muốn tìm kiếm cho mình một nơi thật lãng mạn ở đó có cát vàng, biển xanh, mây trắng hãy…

16 Homestay Cần Thơ giá rẻ view sông nước được đánh giá tốt nhất

16 Homestay Cần Thơ giá rẻ view sông nước được đánh giá tốt nhất

Lượt xem: 3.114 Chuyến đi đến với Cần Thơ sẽ thêm phần thú vị và tuyệt vời nếu bạn biết đến những địa điểm homestay vừa gần…

Top 21 Nhà nghỉ Đà Lạt giá rẻ đẹp gần chợ đêm, Hồ Xuân Hương, Tuyền Lâm

Lượt xem: 3.812 Hiện nay tại Đà Lạt, nhà nghỉ phải nói mọc lên như nấm. Du khách có thể hoàn toàn dễ dàng tìm cho mình…